CDV – Ngành Logistics xuất hiện tại Việt Nam khoảng 30 năm về trước với sự phát triển vô cùng nhanh, ước tính lên đến 30-40%. Ở thời điểm hiện tại đã có hơn 1.500 doanh nghiệp lớn nhỏ đang hoạt động ở lĩnh vực này và con số này đang ngày càng được tăng lên trong thời gian sắp tới.
Theo thống kế, hiện tại Thành Phố HCM đang là một trong những nơi quy tụ nhiều nhất là khoảng 8-9 trăm doanh nghiệp đang hoạt động dịch vụ logistics trên tổng số 1.500 trên cả nước.
Theo ước lượng cửa sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM, trùng bình mỗi ngày có 1 công ty giao nhận logistics được cấp giấy phép hoạt động và bổ sung chức năng Logistics. Cũng bởi sự phát triển cực nóng của ngành dịch vụ logistics đã khiến cho nguồn nhân lực của ngàng này trở nên thiếu hụt rất nhiều.
Ngành Logistics là gì?
Ngàng logsitics là một vòng xoáy bao gồm các hoạt động sau: Bao bì, lưu trữ hàng hóa, kho bãi, đóng gói, luân chuyển hàng hóa, làm thủ tục hàng hóa,… mục đích cuối cùng đó chính là chuyển sản phẩm, hàng hóa từ nhà cung cấp đến với người tiêu dùng một cách tối ưu nhất.
Từ đây kết luận ra rằng ngành Logistics sẽ được các nhân viên quản lý theo chuối hoạt động như trên.
Nếu doanh nghiệp nào mà thực hiện làm tốt ngành logistics thì sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí vận chuyển rất lớn, do đó giá thành sản phẩm sẽ được hạ xuống và nâng cao khả năng cạnh tranh và đem về lợi nhuận cao.
Quản lý chuỗi cung ứng là bao gồm các hoạt động quản lý, hậu cần và đặc biệt quản lý tất cả các hoạt động liên quan tới việc tìm nguồn cung ứng với nguồn thu mua,…
Cơ hội và thách thức của ngành Logistics
Theo thống kê từ Viện Nghiên cứu và phát triển Logistics Việt Nam thì 3-4 năm tới, các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực Logistics cần có thêm khoảng 18.000 lao động bổ sung, và đó chưa kể là những ngành khác.
Dựa vào những thống kê đó cho thấy, những người theo học ngành Logistics sẽ có rất nhiều cơ hội làm việc khi ra trường. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn nhưng doanh nghiệp có mức lương phù hợp với bản thân tại các doanh nghiệp Logistics trong và ngoài nước.
Tuy rằng là như thế nhưng không có ngành nghề nào đơn giản cả, bạn cần phải học hỏi tiếp thu cập nhập nỗ lực thật nhiều. Đầu tiên bạn cần trau dồi ngoại ngữ vì đại đa số các doanh nghiệp này đều có định hướng phát triển tới các doanh nghiệp nước ngoài, các văn bản chứng từ theo đó cũng đều được trình bày bằng tiếng Anh.
Thành thạo ngoại ngữ sẽ giúp bạn rất nhiều trong bất kỳ công việc nào, đặc biệt là ngành Logistics này. Việc di chuyển nhiều là điều không thể tránh khỏi trong ngành Logistics này, nên bạn cần chuẩn bị tâm lý trước cho vấn dề này.
Ngành Logistics sẽ học được những gì?
Ngành Logistics sẽ được chia làm ba mảng chính đó chính là kho bãi, vận chuyển và giao hàng. Cụ thể hơn đó chính là có các hoạt động khác nhau như bốc xếp, bê hàng hóa từ các phương tiện vận chuyển như tàu, xe hoặc conterner,…
Với các dịch vụ đa dạng trên của ngành thì ngành nghề Logistics được học tại ở môi trường đào tạo chuyên sâu về các lĩnh vực giao nhận, vận tải, quản lý hoạt động của Logistics.
Về kiến thức, người theo học sẽ được trao dồi những kiến thức cơ bản về lĩnh vực kinh tế, kinh doanh vận tải đa phương thức và một số kiến thức chuyên môn về tổ chức vận chuyển, tổ chức xếp đỡ, quản trị Logistics, quản trị chuỗi cung ứng, hệ thống thông tin Logistics, vận tải quốc tế, giao nhận vận tải hải quan, quản trị kho hàng, vận tải hàng hóa quốc tế,…